Chùa ông núi Bình Định – Chiêm ngưỡng Tượng Phật ngồi lớn nhất ĐNA

 

Bình Định được mệnh danh là “ đất võ, trời văn”. Đến với nới đây, ngoài sự xinh đẹp của những bãi biển thì một địa danh mà khách du lịch nhất định không được bỏ qua đó chính là “ Chùa Ông Núi”- ngôi chùa nổi tiếng nhất ở đây, tiêu biểu là được ngắm nhìn tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á.

Lịch sử chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi còn có tên gọi khác là Linh Phong Sơn tự, tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

Các bộ sử cũ ghi lại thì chùa được xây dựng và hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi đó, có một nhà sư là Lê Ban tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu. Cũng chính lúc đó tại nơi này, ông dựng lên một am nhỏ lấy tên là chùa Dũng Tuyền.

Thiền sư Lê Ban là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm trên núi tu luyện, lấy vỏ cây làm y phục. Ông hành thiện tích đức, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người. Vì thế nên ông rất được nhân dân trong vùng rất kính trọng  và gọi ông là Ông Núi. 

Đến năm 1733, chúa Nguyễn rất lấy làm mến mộ tài đức của nhà sư này nên quyết định ban cho ông hiệu “Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư”. Đồng thời cũng cho xây cất lại Dũng Tuyền tự. Ngôi chùa được tu sửa trở nên lớn hơn và lấy tên là Linh Phong thiền tự.

Trải nghiệm hấp dẫn tại chùa Ông Núi Bình Định

Để đến được cổng chùa Linh Phong, từ dưới chân núi, du khách đi bộ trên con đường đất pha cát mịn màng và thoáng đãng. Sau đó, các bạn phải đi bộ qua hàng trăm bậc đá nằm trên các cung đường uốn lượn như rồng bay từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m. Từ đây, có thể nhìn dãy núi Bà hùng vĩ, oai nghiêm, cảnh làng quê thanh bình dưới chân núi, xa xa là toàn cảnh bán đảo Phương Mai, khu kinh tế Nhơn Hội bên đầm Thị Nại.

Tượng phật ngồi cao 69m

Điểm nổi bật nhất trong khu di tích chùa Ông Núi có lẽ là bức tượng Đức Phật ngự trên đài sen cao 69m – cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Chỉ riêng chân đế tượng Phật đã cao 15m và có đường kính là 52m, toàn bộ đều được đúc bằng bê tông cốt thép với trắng trang nhã và bắt mắt.

Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo và bảo tàng Xá Lợi Phật để du khách đến hành lễ, chiêm bái. Tất cả phải mất 8 năm để hoàn thành.

Để lên đến bức tượng Phật khổng lồ này, du khách sẽ phải trải qua 600 bậc thang bằng đá, hai bên là hai dãy núi đá đồ sộ xếp chồng lên nhau, uốn lượn như rồng đang quy chầu.

Lễ hội chùa Ông Núi

Lễ hội chùa Ông Núi thường diễn ra vào 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, hàng ngàn người sẽ đổ xô về chùa ông núi để lễ thờ cũng như cầu bình an cho gia đình và người thân.

Những lưu ý khi đến chùa Ông Núi

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.

    Nếu các bạn không biết đi du lịch nơi đâu thì hãy ghé đến đây một lần để trải nghiệm cảm giác thân thương, bình dị của cảnh thiên nhiên và con người nơi đây. Họ rất hiếu khách, xem tất cả mọi người như người thân trong nhà, lúc nào cũng yêu thương trìu mến. Hãy đến với nơi đây nhé!!

Travel24h.com hiện đang hỗ trợ mang tour du lịch của bạn đến gần với khách hàng tiềm năng

—- Liên hệ Booking —-

Mở website:  travel24h.vn

Hotline: 0396 11 99 00